|
a) Một số có hai chữ số mà là số chẵn thì chữ số ở hàng đơn vị có thể là $0,2,4,6,8$. Tức có $5$ cách chọn chữ số hàng đơn vị. Khi đã chọn được chữ số hàng đơn vị rồi, thì có thể chọn chữ số hàng chục là một trong $9$ chữ số $1,2,3,4,5,6,7,8,9$. Do đó theo quy tắc nhân, ta có $5\times 9=45$ số chẵn gồm hai chữ số.
b) Do có $ 5$ chữ số lẻ $1,3,5,7,9$ nên ta có $5$ cách chọn chữ số hàng đơn vị. Có $9$ cách chọn chữ số hàng chục. Vậy có $5\times 9=45$ số lẻ có hai chữ số.
c) Có $9$ số có hai chữ số tận cùng là $0$ là $(10,20,...,90)$, mặt khác ta có $4$ chữ số cách chọn chữ số hàng đơn vị khác $0(2,4,6,8)$, sau đó có $8$ cách chọn chữ số hàng chục. Theo quy tắc cộng và nhân ta có $9+8\times 4=41$. Vậy có $41$ số chẵn có hai chữ số khác nhau.
d) Có $5$ cách chọn chữ hàng đơn vị lẻ $(1,3,5,7,9)$ và có 8 cách chọn chữ số hàng chục khác chữ số ở hàng đơn vị. Vậy có $5\times 8=40$ số lẻ có hai chữ số khác nhau.
|