|
Ta có $\frac{{{a^2}(b + c) + {b^2}(a + c)}}{{abc}} = \frac{{c({a^2} + {b^2}) + ab(a + b)}}{{abc}} = \frac{{{a^2} + {b^2}}}{{ab}} + \frac{{a + b}}{c} (1)$ Áp dụng định lý hàm số cosin, ta có ${c^2} = {a^2} + {b^2} - 2ab\cos C$ Nên từ ($1$) ta có $\frac{{{a^2}(b + c) + {b^2}(a + c)}}{{abc}} = \frac{{{c^2}}}{{ab}} + 2\cos C + \frac{{a + b}}{c} (2)$ Từ ($2)$ suy ra $\frac{{{a^2}(b + c) + {b^2}(a + c)}}{{abc}} \ge \frac{{{c^2}}}{{ab}} + 2\cos C + \frac{{2\sqrt {ab} }}{c} (3)$ Dấu “$=$” xảy ra khi $a=b$ BỔ ĐỀ: Trong tam giác $ABC$ mà $c=max(a,b,c)$ thì : $\frac{{{c^2}}}{{ab}} + \frac{{2\sqrt {ab} }}{c} \ge 2 - 2\cos C + \frac{1}{{\sin \frac{C}{2}}}$ Thật vậy, do ${c^2} = {a^2} + {b^2} - 2ab\cos C \ge 2ab - 2ab\cos C$ $ \Rightarrow {c^2} \ge 2ab(1 - \cos C)$ $ \Rightarrow \frac{c}{{\sqrt {ab} }} \ge \sqrt {2(1 - \cos C)} (4)$ Vì $c = m{\rm{ax}}(a,b,c) \Rightarrow C = m{\rm{ax}}(A,B,C) \Rightarrow C \ge \frac{\pi }{3} \Rightarrow \cos C \le \frac{1}{2}$ Do đó, từ ($4$) suy ra $\sqrt {2(1 - \cos C)} \ge 1 (5)$ Xét hàm số $f(x) = {x^2} + \frac{2}{x}$ với $x \ge 1$ $f'(x) = 2x - \frac{2}{{{x^2}}} \ge 0\forall x \ge 1$ Do đó hàm số đồng biến khi $x \ge 1$, vì thế từ $(4)$ và ($5$),ta có $f(\frac{c}{{\sqrt {ab} }}) \ge f(\sqrt {2(1 - \cos C)} )$ $ \Rightarrow \frac{{{c^2}}}{{ab}} + \frac{{2\sqrt {ab} }}{c} \ge 2(1 - \cos C) + \frac{2}{{\sqrt {2(1 - \cos C)} }}$ $\Rightarrow \frac{{{c^2}}}{{ab}} + \frac{{2\sqrt {ab} }}{c} \ge 2 - 2\cos C + \frac{1}{{\sin \frac{C}{2}}} (6)$ Dấu “$=”$ trong ($6)$ xảy ra khi $a=b$ BỔ ĐỀ được chứng minh. Bây giờ từ $(3)$ và ($6$) có $\frac{{{a^2}(b + c) + {b^2}(a + c)}}{{abc}} \ge 2 + \frac{1}{{\sin \frac{C}{2}}} (7)$ Dấu “$=$” xảy ra khi $a=b$ Vì $\frac{\pi }{3} \le C \le \frac{\pi }{2} \Rightarrow \frac{\pi }{6} \le \frac{C}{2} \le \frac{\pi }{4} \Rightarrow \sin \frac{C}{2} \le \frac{{\sqrt 2 }}{2}$ Do đó $2 + \frac{1}{{\sin \frac{C}{2}}} \ge 2 + \sqrt 2 (8)$ Dấu “$=$” xảy ra khi $C = \frac{\pi }{2}$ Từ $(7)(8)$ suy ra $\frac{{{a^2}(b + c) + {b^2}(a + c)}}{{abc}} \ge 2 + \sqrt 2 (9)$ Dấu “$=$” xảy ra khi $a=b$,$C = \frac{\pi }{2}$ Từ giả thiết suy ra trong $(9$) xảy ra dấu “$=$”, từ đó suy ra (đpcm)
|