|
1. Định nghĩa tích của một vectơ với một số ĐỊNH NGHĨA Tích của vectơ $\overrightarrow a $ với số thực k là một vectơ, kí hiệu là $k\overrightarrow a $ được xác định như sau 1) Nếu $k \geqslant 0$ thì vectơ $k\overrightarrow a $cùng hướng với vectơ $\overrightarrow a $ Nếu $k < 0$ thì vectơ $k\overrightarrow a $ ngược hướng với vectơ $\overrightarrow a $ 2) Độ dài của vectơ $k\overrightarrow a $ bằng $\left| k \right|.\,\left| {\overrightarrow a } \right|$ Phép lấy tích của vectơ với một số gọi là phép nhân vectơ với số (hoặc phép nhân số với vectơ) Nhận xét: Từ định nghĩa ta thấy ngay $1\overrightarrow a = \overrightarrow a ,\,\,( - 1)\overrightarrow a $ là vectơ đối của $\overrightarrow a $, tức là $( - 1)\overrightarrow a = - \overrightarrow a $ Vi dụ : Ta có tam giác $ABC$ với $M$ và $N$ lần lượt là trung điểm hai cạnh $AB$ và $AC$. Khi đó ta có: a) $\overrightarrow {BC} \, = 2\,\overrightarrow {MN} ;\,\,\,\overrightarrow {MN} \, = \frac{1}{2}\,\overrightarrow {BC} $ b)$\overrightarrow {BC} \, = \left( { - 2} \right)\,\overrightarrow {NM} ;\,\,\,\overrightarrow {MN} \, = \left( { - \frac{1}{2}} \right)\,\overrightarrow {CB} $ c)$\overrightarrow {AB} \, = 2\,\overrightarrow {MB} ;\,\,\,\overrightarrow {AN} \, = \left( { - \frac{1}{2}} \right)\,\overrightarrow {CA} $ 2. Các tính chất của phép nhân vectơ với số Với hai vectơ bất kì $\overrightarrow a $, $\overrightarrow b $ và mọi số thực $k, l$ ta có 1) $k\left( {l\overrightarrow a } \right) = \left( {kl} \right)\overrightarrow a $ 2) $\left( {k + l} \right)\overrightarrow a = k\overrightarrow a + l\overrightarrow a $ 3) $k\left( {\overrightarrow a + \overrightarrow b } \right) = k\overrightarrow a + k\overrightarrow b ;\,\,k\left( {\overrightarrow a - \overrightarrow b } \right) = k\overrightarrow a - k\overrightarrow b $ 4) $k\overrightarrow a = \overrightarrow 0 $ khi và chỉ khi k = 0 hoặc $\overrightarrow a = 0$ CHÚ Ý: 1) Do tính chất 1 ,ta có $\left( { - k} \right)\overrightarrow a = \left( { - 1} \right)\left( {k\overrightarrow a } \right) = - \left( {k\overrightarrow a } \right)$. Bởi vậy cả hai vectơ $\left( { - k} \right)\overrightarrow a $ và $ - \left( {k\overrightarrow a } \right)$đều có thể viết đơn giản là $ - k\overrightarrow a $ 2) Vectơ $\frac{m}{n}\overrightarrow a $ có thể viết là $\frac{{m\overrightarrow a }}{n}$. Chẳng hạn $\frac{1}{3}\overrightarrow a $ có thể viết là $\frac{{\overrightarrow a }}{3}$ Bài toán 1: Chứng minh rằng điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi và chỉ khi với điểm M bất kỳ, ta có $\overrightarrow {MA} \, + \overrightarrow {MB} \, = 2\,\overrightarrow {MI} $ Giải:
Với điểm M bất kì, ta có: $\overrightarrow {MA} = \overrightarrow {MI} \, + \overrightarrow {IA} $ $\overrightarrow {MB} = \overrightarrow {MI} \, + \overrightarrow {IB} $ Như vậy $\overrightarrow {MA} \, + \overrightarrow {MB} \, = 2\,\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} $ Ta biết rằng I là trung điểm của AB khi và chỉ khi $\overrightarrow {IA} \, + \overrightarrow {IB} \, = \overrightarrow 0 $. Từ đó suy ra điều phải chứng minh. 3. Điều kiện để hai vectơ cùng phương Vectơ $\overrightarrow b $ cùng phương với vectơ $\overrightarrow a $($\overrightarrow a \ne 0$) khi và chỉ khi có số k sao cho $\overrightarrow b = k\overrightarrow a $ Điều kiện để ba điểm thẳng hàng Điều kiện cần và đủ để ba điểm phân biệt A, B ,C thẳng hàng là có số k sao cho $\overrightarrow {AB} = k\overrightarrow {AC} $. 4. Biểu thị một vectơ qua hai vectơ không cùng phương Định lí Cho hai vectơ không cùng phương $\overrightarrow a $ và $\overrightarrow b $. khi đó mọi vectơ $\overrightarrow x $ đều có thể biểu thị được một cách duy nhất qua hai vectơ $\overrightarrow a $ và $\overrightarrow b $, nghĩa là có duy nhất cặp số m và n sao cho $\overrightarrow x = m\overrightarrow a + n\overrightarrow b $.
|