SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁC ĐỂ GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VÔ
TỈ
1. Một số kiến thức cơ bản:
Nếu |x|⩽−1 thì có một số t với t∈[−π2;−π2] sao cho : sint=x và một số y với y∈[0;π] sao cho x=cosy
Nếu 0⩽x⩽1 thì có một số t với t∈[0;π2] sao cho : sint=x và một số y với y∈[0;π2] sao cho x=cosy
Với mỗi số thực x có t∈(−π2;π2)
sao cho : x=tant
Nếu : x,y là hai số thực thỏa: x2+y2=1, thì có một số t với 0⩽t⩽2π , sao cho x=sint,y=cost
Từ đó chúng ta có phương pháp giải toán :
Nếu|x|⩽−1 thì đặt sint=x với
t∈[−π2;−π2] hoặc x=cosy với y∈[0;π]
Nếu 0⩽x⩽1 thì đặt sint=x, với t∈[0;π2] hoặc x=cosy, với y∈[0;π2]
Nếu x,y là hai số thực thỏa: x2+y2=1, thì đặt x=sint,y=cost với 0⩽t⩽2π
Nếu |x|⩾a, ta có thể đặt : x=asint,
với t∈(−π2;π2) , tương tự cho
trường hợp khác
X là số thực bất kỳ thi đặt : x=tant,t∈(−π2;π2)
Tại sao lại phải đặt điều kiện cho t như vậy ?
Chúng ta biết rằng khi đặt điều kiện x=f(t) thì
phải đảm bảo với mỗi x có duy nhất một t, và điều kiện trên để đảm bào điều
này . (xem lại đường tròn lượng giác )
2. Xây dựng phương trình vô tỉ bằng
phương pháp lượng giác như thế nào?
Từ các phương trình lượng giác đơn giản: cos3t=sint, ta có thể tạo ra
được phương trình vô tỉ
Chú ý : cos3t=4cos3t−3cost ta có phương trình vô
tỉ: 4x3−3x=√1−x2 (1)
Nếu thay x bằng 1x ta lại có phương trình :4−3x2=x2√x2−1
(2)
Nếu thay x trong phương trình (1) bởi : (x-1) ta sẽ có phương trình
vố tỉ khó: 4x3−12x2+9x−1=√2x−x2
(3)
Việc giải phương trình (2) và (3) không đơn giản chút nào ?
Tương tự như vậy từ công thức sin 3x, sin 4x,…….hãy xây dựng
những phương trình vô tỉ theo kiểu lượng giác .
MỘT SỐ VÍ DỤ:
Bài 1.
Giải phương trình sau : √1+√1−x2[√(1+x)3−√(1−x)3]=2√3+√1−x23
Giải:
Điều kiện :|x|⩽1
Với x∈[−1;0]: thì √(1+x)3−√(1−x)3⩽0
(ptvn)
x∈[0;1] ta đặt : x=cost,t∈[0;π2]. Khi đó phương trình trở
thành: 2√6cosx(1+12sint)=2+sint⇔cost=1√6 vậy phương trình có nghiệm
: x=1√6
Bài 2.
Giải phương trình sau: 3√6x+1=2x
Giải:
Lập phương 2 vế ta được:8x3−6x=1⇔4x3−3x=12
Xét : |x|⩽1, đặt x=cost,t∈[0;π]. Khi đó ta được S={cosπ9;cos5π9;cos7π9}
mà phương trình bậc 3 có tối đa 3 nghiệm vậy đó cũng chính là tập nghiệm của
phương trình.
Bài 3.
Giải phương trình x2(1+1√x2−1)
Giải:
Đk: |x|>1, ta có thể đặt x=1sint,t∈(−π2;π2)
Khi đó ptt: 1sin2x(1+cott)=1⇔[t=0sin2t=−12
Phương trình có nghiệm : x=−√2(√3+1)
Bài 4.
Giải phương trình : √x2+1=x2+12x+(x2+1)22x(1−x2)
Giải:
Đk x≠0,x≠±1
Ta có thể đặt : x=tant,t∈(−π2;π2)
Khi đó pttt.2sintcos2t+cos2t−1=0⇔sint(1−sint−2sin2t)=0
Kết hợp với điều kiện ta có nghiệm x=1√3
BÀI TẬP RÈN LUYỆN:
Bài 1:
Giải phương trình: √1+2x√1−x22=1−2x2
(1)
Giải:
Nhận xét rằng 1+2x√1−x2=(x+√1−x2)2
Vì vậy phương trình được xác định với mọi x:
1−x2⩾0⇔−1⩽x⩽1
Do đó ta có thể đặt
Chọn 0⩽ϕ⩽π⇒ −1⩽x=cosϕ⩽1
sinϕ⩾0⇒1sinϕ1=sinϕ
Ta có (1) ⇔√1+2sinϕcosϕ=√2(1−2cos2ϕ)
⇔1sinϕ+cosϕ1=−√2cos2ϕ
⇔|cos(ϕ−π4)|=−cos2ϕ
a) cos(ϕ−π4)⩾0⇒−π2⩽ϕ−π4⇒0⩽ϕ⩽3π4(∗)
Khi đó
(1) ⇔cos(ϕ−π4)=cos(π−2ϕ)
⇔ϕ−π4=±(π−2ϕ)+k2π
⇔[=5π12+k2π3ϕ=3π4−12
Thỏa mãn điều kiện (*) chỉ có ϕ=5π12 và
ϕ=3π4 và ta thu được hai nghiệm
x1=cos5π12=sinπ12=sin(π3−π4)=√6−√22
x2=cos3π4=−√22
b) cos(ϕ−π4)<0⇒3π4<ϕ⩽π
(**)
Khi đó
(1) ⇔−cos(ϕ−π4)=−cos2ϕ
⇔ϕ=−π4+k2π hoặc ϕ=+π12+l2π3
Không thỏa mãn (**) với mọi k và l
Bài 2:
Giải phương trình: √1+√1−x2[√(1−x)3−√(1+x)3]=2+√1−x2
Giải:
Từ điều kiện−1⩽x⩽1 ta có thể chọn: x=cosϕ
Lấy 0⩽ϕ⩽π, khi đó:
√1+x2=1sinϕ1=sinϕ do sinϕ⩾0
Phương trình đã cho dưới dạng lượng giác có dạng
√1+sinϕ[√(1−cosϕ)3−√(1+cosϕ)3]=2+sinϕ
Và vì √1+sinϕ=√(sinϕ2+cosϕ2)2=sinϕ2+cosϕ2
Do 0⩽ϕ2⩽ϕ2 nên sinϕ2⩾0,cosϕ2⩾0
Ta thu được phương trình:
(sinϕ2+cosϕ2).2√2(sin3ϕ2−cos3ϕ2)=2+sinϕ
⇔√2(sin2ϕ2−cos2ϕ2)(2+sinϕ)=2+sinϕ
⇔−√2cosϕ=1
⇔cosϕ=x=−1√2
Nhận xét:
Ta nhận thấy, nếu dùng các phép biến đổi tương đương thì khả năng hữu tỉ hóa
phương trình trên gặp khó khăn lớn vì phương trình đó chứa quá nhiều các căn
thức. Vì thế khả năng hữu tỉ hóa bằng việc chọn ẩn phụ lượng giác (đã trình
bày) tỏ rõ tính hiệu quả của nó.
Bài 3:
Giải phương trình: x+x√x2−1=3512
Giải:
Vì vế phải dương nên ta có điều kiện x > 0 và x2−1>0⇔x>1
Đặt x=1cost(0<t<π2)
Phương trình viết:
1cost(1+1tant)=3512
⇔1cost+1sint=3512
⇔12(sint+cost)=35sint.cost=352sin2t
Hai vế điều dương, bình phương hai vế:
144(1+sin2t)=11654sin22t
1165sin22t−576sin2t−576=0
sin2t=2425,sin2t2=−2449
(loại)
sin2t=2425⇒cos22t=1−(2425)2=49252⇒cos2t=±725
cos2t=725⇒2cos2t−1=725⇒cos2t=1625⇒cost=45
x=1cost=54>0
cos2t=−725⇒2cos2t−1=−725⇒cost2t=925
⇒cost=35
x=1cost=53>0
Vậy S={54;53} là 2
nghiệm của phương trình
Bài 4:
Giải và biện luận: √x+√1−x=m (*)
Giải:
Điều kiện 0⩽x⩽1.đặt x=cos2a(0⩽a⩽π2)
(*) ⇔cosa+sina=m
⇔cos(a−π4)=m√22(−π4⩽a−π4⩽π4) (*)
- Khi m√22<√22Vm√22>1⇔m<1∨m>√2
Thì (*)’ vô nghiệm ⇒(*) vô nghiệm
- Khi 1⩽m⩽√2
(*)’ ⇔a−π4=β∨a−π4=−β. (β=arccosm√22)
⇔a=β+π4∨a=−β+π4
⇒(∗)có nghiệm là: x1=cos2(β+π4);x2=cos2(β−π4)
Để ý rằng β=arccosm√22 ta có:
x1=12(1−m√2√1−m22);x2=12(1+m√2√1−m22)
Bài 5:
Giải phương trình: 1x+1√1−x2=2(1+√33)
Giải:
Đặt x=cosa(0<a<π)
Phương trình đã cho thành:
1cosa+1sina=2+2√3 ⇔sina+cosa2sinacosa=1+1√3
Đặt t=sina+cosa=√2sin(a+π4)
Ta được t=1+√32⇔sina+cosa=1+√32
⇒sin2a=√32 ⇔2a=π3∨2a=2π3
⇔a=π6∨a=π3
Vậy phương trình đã cho có 2 nghiệm là:
x1=cosπ6=√32;x2=cosπ3=12
(Các giá trị này đều thử đúng phương trình đã cho)
Bài 6:
Biện luận theo m số nghiệm của pt: √12−3x2=x−m (1)
Giải:
Đặt x=2sint với t∈[−π2;π2]
Pt(1)
⇔2√3.cost=2sint−m
⇔12.sint−√32.cost=m4
⇔sint.cosπ3−sinπ3.cost=m4
sin(t−π3)=m4 (2)
Vì −π2⩽t⩽π2⇔−5π6⩽t−π3⩽π6
Đặt {f(t)=sin(t−π3)∨−5π6⩽t−π3⩽π6y=m4
* Nên số nghiệm của pt (2) là số giao điểm của f(t) và y hay số giao điểm
của đường thẳng y=m4 với cung tròn AB (màu đỏ). Do đó lập luận như
VD trước thì pt (1) vô nghiệm. với {m<−4m>2 thì pt (1) vô nghiệm
Với {m<−4m∈(−2;2) thì pt (1) có nghiệm duy nhất
Với m∈[−4;−2] thì pt (1) có 2 nghiệm phân biệt