xác suất mặt ngửa của đồng A là 1/2,của đồng B là 1/4
1.Gieo 2 đồng xu 1 lần,xác suất cả hai đều ngửa là 1/2*1/4 = 1/8
2.2 lần đều ngửa : 1/2*1/4*1/2*1/4 = 1/64
xác suất được mặt ngửa ở đồng A là 50%
xác suất được mặt ngửa ở đồng B là 25%
vậy thì
lần đầu tiên ta gieo đồng A, ta có 50% được mặt ngửa
khi đã có mặt ngửa rồi, ta mới gieo đồng B. Lúc này, trong 50% cơ hội được đồng A ngửa, chỉ có 25% cơ hội đồng B cũng ngửa.
Xác suất để có 2 mặt ngửa là 50% x 25% = 12.5%
Lý do của việc "nhân chứ không phải cộng xác suất" là
Giả sử tung A lần đồng xu A, số lần được mặt ngửa là nA số lần được mặt sấp là sA (ngửa A và sấp A :)) )
nếu số lần A là lớn (phải vài trăm, nghìn lần ý) thì bạn mới có nA/A=50%
nhé. Còn nếu bạn gieo có đúng 1 lần thì có thể nA=0 và sA=1, hoặc nA=1
và sA=0.
Tương tự gieo B lần đồng B, số lần được mặt sấp là sB, ngửa là nB
từ đây bạn có thể tính như sau:
nếu gieo mỗi đồng 1 lần:
1) ngửa A và ngửa B :Gieo A lần đồng A.
trong mỗi 1 lần được ngửa A, ta lại gieo B lần đồng B. Khi đó tổng số lần đã gieo là A.B (người ta gọi là số phép thử)
trong mỗi lần được ngửa A, ta lại gieo B lần đồng B, số lần được ngửa B là nB.
Vậy tổng số lần được ngửa A ngửa B là nA x nB
tổng số phép thử là A.B. Trong đó có nA x nB lần được 2 ngửa. do đó xác xuất được 2 ngửa là
P = số lần đc 2 ngửa / tổng số phép thử = (nA x nB)/(AB) = (nA/A) x (nB/B) = 50% x 25% = 12,5%
2) xác xuất được 2 ngửa là 12.5%
trong mỗi lần được 2 ngửa đó, lại lặp lại quy trình trên, và có 12.5% được 2 ngửa nữa
do vậy, xác suất được 4 ngửa là: 12,5% của 12,5%. P =12,5 % x 12,5 % = 1,5625%